Đất Dịch Vụ Là Gì Và Rủi Ro Khi Đầu Tư

Đất dịch vụ trong những năm gần đây đã trở thành một định nghĩa mới mà những người đầu tư mua đất đều chú ý tới. Việc đầu tư vào đất dịch vụ cũng là một xu hướng khá mới lạ, tuy có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Vậy đất dịch vụ là gì? Đầu tư đất dịch vụ thực chất là như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

  1. Đất dịch vụ là gì?

Đất dịch vụ là đất được nhà nước bồi thường sau khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho các mục đích khác như phục vụ dự án. Đất dịch vụ thường được giao tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phục vụ phi nông nghiệp.

Khi Nhà nước có chính sách thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho các mục đích khác như phục vụ dự án thì người nông dân tất nhiên sẽ mất phần đất canh tác này. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nghề nghiệp cũng như thu nhập của người dân. Do đó mà pháp luật có những quy định riêng để bồi thường, hỗ trợ cho người dân trong trường hợp này.

Theo đó những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi trên 30% diện tích đất mà không được nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới. Một trong những cách hỗ trợ đó chính là giao đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Đây chính là đất dịch vụ mà mọi người biết tới. Ngoài những phần đất dùng hỗ trợ cho người nông dân như đã nói ở trên thì đất dịch vụ còn có thể là đất đấu thầu ở các khu công cộng như chợ hay bến xe.

  1. Đặc điểm của đất dịch vụ

Để hiểu rõ định nghĩa đất dịch vụ là gì thì bạn còn cần biết thêm về đặc điểm của loại đất này. Thông thường, vị trí của đất dịch vụ là ở bên cạnh hay trong các khu đô thị có giao thông và cơ sở hạ tầng thuận lợi. Như vậy sẽ giúp tăng sự thuận lợi và tạo thu nhập cho người dân. Các cơ sở hạ tầng của khu đất dịch vụ sẽ được xây dựng trước hoặc đồng thời với khu đô thị.

Thêm nữa, các hộ gia đình được giao đất dịch vụ sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và sẽ được bồi thường theo giá đất ở nếu nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, người dân sẽ phải chờ khá lâu để hoàn thành các thủ tục giao đất vì phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng trước.

Diện tích đất dịch vụ thường là 45 – 50m2, Những hộ gia đình trong diện được cấp đất dịch vụ sẽ được tính theo tỷ lệ bồi thường phần đất đã thu khi triển khai dự án. Để dễ hiểu hơn tôi xin lấy ví dụ để mọi người có thể tiếp cận:

Chủ đầu tư X xây dựng dự án Y và thu hồi 1000 m2 đất của các gia đình A, B, C, D

Trong đó thu hồi phần đất của các gia đình với diện tích như sau:

Gia đình A: 100 m2

Gia đình B: 200 m2

Gia đình C: 300 m2

Gia đình D: 400 m2

Sau hi xây dựng dự án hết 800m2 đất, chủ đầu tư bớt lại 200 m2 đất để làm đất dịch vụ bồi thường cho các hộ dân trong diện thu hồi trên. Sau khi chia tỷ lệ thu hồi đất thì các hộ gia đình trên sẽ được bồi thường  số diện tích đất dịch vụ như sau:

Gia đình A: 20m2 (10%)

Gia đình B: 40m2 (20%)

Gia đình C: 60m2 (30%)

Gia đình D: 80m2 (40%)

Khi đó ủy ban nhân dân sẽ căn cứ vào số lô mà tiến hành bốc thăm cho từng hộ gia đình. Giả sử chia làm 4 ô đất mỗi ô có diện tích 50m2. Gia đình nào nếu không đủ suất đất 50m2 sẽ được lấy ghép vào gia đình có diện tích thiếu tương tự. gia đình nào có diện tích được bồi thường lớn hơn 50m sẽ lấy 1 ô đất nguyên 50m và lấy ghép với gia đình khác để được đủ 50m theo quy hoạch phân lô.  Ví dụ như gia đình D được bồi thường 80m sẽ được 1 ô đất 50m và còn thừa 30m sẽ được lấy ghép với gia đình A (20m2) để đủ một ô đất đã phân lô 50m2.

  1. Những rủi ro khi đầu tư dất dịch vụ

Đất dịch vụ thường được quy hoạch xung quanh các khu đất tốt ngay cạnh các dự án. Vị trí đẹp mà giá cả lại thường rẻ hơn đất dự án và phù hợp với nhiều đối tượng. Do vậy mà khá nhiều người muốn đầu tư và mua bán lại đất này. Tuy nhiên, họ lại quên rằng nhà nước vẫn chưa có bất kỳ một khung pháp lý nào quy định về việc mua bán đất dịch vụ nên nếu có tranh chấp sẽ rất khó để giải quyết.

Từ ví dụ dẫn chứng ở mục 2. Chúng ta có thể thấy một vướng mắc phát sinh nữa đó là nếu khi mua lại những suất đất có từ 2 chủ chung nhau trở lên sẽ phức tạp hơn về mặt giấy tờ. Chưa kế đến tính cách và cách làm việc cũng như sự thống nhất của các chủ đất trên sẽ ảnh hưởng đến việc mua bán/ ký kết khi có xảy ra xung đột….

Thêm nữa, về mặt pháp lý thì người bán không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua vì chưa có đầy đủ các giấy tờ cũng như sổ đỏ. Chính vì thế mà đa phần các giao dịch mua bán hoàn toàn không dựa trên hợp đồng mà lại dựa trên giấy viết tay. Điều này có thể mang lại những rủi ro vô cùng lớn vì không có sự chắc chắn nào cả. Ngoài ra, đất dịch vụ trên thực tế là đất được cấp để hỗ trợ cho người dân sản xuất kinh doanh chứ không phải đất ở. Nếu muốn chuyển thành đất ở thì phải làm các thủ tục theo quy định của pháp luật nữa rồi mới được phép xây nhà.

Đất dịch vụ là gì là một thắc mắc thường gặp khi việc đầu tư vào loại hình đất này ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, việc đầu tư vào đất dịch vụ vẫn còn nhiều rủi ro không lường trước được và nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Nhiều khu đô thị lớn đi kèm đất dịch vụ các bạn có thể tham khảo như: